Hãy phá sập các bức tường: những
lời này chính là lệnh tiến bước, hơn bất cứ điều gì khác, vốn nối kết hai vị
giáo hoàng thánh thiện này. Cố gắng đại kết đã được Ðức Gioan Phaolô II thúc đẩy
mạnh mẽ; ngài đã vượt quá ngoại giao để chủ trương nhiều cử chỉ tiên tri khi
đương đầu với nền chính trị tôn giáo.
Khi tới Hy Lạp năm 2001 trong tư cách vị giáo
hoàng đầu tiên tới đó trong 1281 năm, ngài bình thản lắng nghe một danh sách
dài gồm tới 13 lời kết án về 13 thứ tội mà người Chính Thống Hy Lạp không ngần
ngại nói lên để chống lại Giáo Hội Công Giáo. Sau đó, ngài ngỏ lời xin lỗi về
những sai lầm đã phạm. Sau cùng, trong một cuộc gặp gỡ lịch sử tại Areopagus,
ngài khẳng định với Tổng Giám Mục Christodoulos sự cam kết chung trong việc bảo
vệ nguồn gốc Kitô Giáo của Âu Châu. Sau đó, phá bỏ sự cấm kị không cầu nguyện
chung giữa Chính Thống và Công Giáo, ngài đã đọc kinh Lạy Cha với Tổng Giám Mục
Hy Lạp.
Thành quả của sáng kiến trên đã
thuyết phục Ðức Gioan XXIII viết thông điệp Hòa Bình Trên Trái Ðất. Xây dựng
trên sự thật, nhân phẩm, tự do và tự do tôn giáo như bốn cột trụ, thông điệp
này là mục tiêu viễn tưởng của Ðức Gioan XXIII, và hiện nay vẫn còn hợp thời. Ðức
Gioan XXIII muốn thông điệp này được viết theo lối cách tân. Làm nền tảng cho
thông điệp này là dấu chỉ thời đại, niềm khát mong có nhân phẩm của con người,
tự do và hòa bình. Từ viễn tượng này, trọn bộ các khát vọng của con người đều
được nhìn dưới ánh sáng Tin Mừng, và các cố gắng để thể hiện chúng đã tạo ra việc
theo đuổi nền nhân bản toàn diện, một nền nhân bản sẽ trở thành lệnh tiến bước
của Ðức Phaolô VI.
Ðức Cha Wojtyla là một trong các
vị tích cực nhất trong việc soạn thảo văn kiện "Dignitatis humanae" của
Công Ðồng. Văn kiện này là khí cụ cực kỳ có giá trị đối với mọi giám mục đang ở
bên kia bức Màn Sắt, là những vị lấy hứng từ nó mà tổ chức ra mặt trận chống đối
cách âm thầm. Ðức Cha Wojtyla liên kết việc bảo vệ nhân phẩm với ý niệm quốc
gia, một ý niệm ngài coi như tương phản với ý niệm nhà nước.
Thí dụ, trong văn kiện của Liên
Hiệp Quốc công bố năm 1985.
Ðể phong hiển thánh cho Ðức Gioan
XXIII và Ðức Gioan Phaolô II cùng một lúc, Ðức Phanxicô đã không ngần ngại bỏ
qua thủ tục phong hiển thánh bằng cách không chờ đợi việc xác nhận phép lạ thứ
hai nhờ lời cầu bầu của Ðức Gioan XXIII. Và chắc chắn đây là hành động đúng. Dĩ
nhiên, Ðức Gioan XXIII và Ðức Gioan Phaolô II có nhiều điều khác nhau, nhưng
các ngài cũng có nhiều điểm chung với nhau.
Không có Ðức Gioan XXIII, có lẽ sẽ
không có Ðức Gioan Phaolô II. Việc cùng một lúc phong hiển thánh cho hai ngài
làm chứng cho sự kiện này: Giáo Hội là một định chế luôn cần được cải tổ
(campagna semper reformanda) như Ðức Bênêđíctô XVI quen nhấn mạnh. Ðồng thời việc
này cũng cho thấy mọi mảng lịch sử của định chế này đều được liên kết với các mảng
khác, như các mảnh ăn khớp với nhau trong trò chơi đố ghép (puzzle).
Hai vị cùng sẽ được phong hiển
thánh vào ngày 27 tháng 4 năm 2014 có gì chung với nhau? Trước hết, hai vị đều
là giáo hoàng, các giáo hoàng thánh thiện. Các ngài sống thực một cách sâu sắc
nền linh đạo linh mục của mình, như khẩu hiệu giám mục của các ngài cho thấy. Ðức
Gioan XXIII chọn khẩu hiệu "Oboedientia et Pax" (Vâng Lời Và Bình
An); Ðức Gioan Phaolô II thì chọn khẩu hiệu "Totus tuus" (Tất Cả là Của
Mẹ), đặt trọn niềm tin nơi Thánh Nữ Ðồng Trinh Maria.
Nhưng cuộc sống của các ngài có
khác nhau. Ðức Gioan Phaolô II mất mẹ trước khi rước lễ lần đầu và mất cha lúc
21 tuổi, sống ơn gọi linh mục trong tư cách một cha xứ và sau đó là giám mục tại
Ba Lan. Ðức Gioan XXIII được dưỡng dục trong một gia đình đông người, được Tòa
Thánh phái tới Thổ Nhĩ Kỳ, Bảo Gia Lợi và Pháp làm khâm sứ rồi sứ thần. Công việc
ngoại giao đã rèn nên đức tin và viễn ảnh của ngài về Giáo Hội. Một Giáo Hội có
tính bao gồm, đại kết và đối thoại với thế giới. Bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần tại
Thổ Nhĩ Kỳ năm 1944, tức thánh lễ cuối cùng của ngài tại đó trước khi qua Bảo
Gia Lợi, là một điền hình sống động cho thấy tư tưởng của Ðức Tổng Giám Mục
Angelo Giuseppe Roncalli. Ngài nói rằng các Kitô hữu thuộc mọi nhóm tuyên tín rất
thích phân biệt họ với những nhóm không tuyên xưng cùng một đức tin như họ, bất
kể đó là "người Chính Thống, người Thệ Phản, người Do Thái, người Hồi
Giáo, người tin hay người không tin". Nhưng theo ngài, cho dù "sự đa
dạng về sắc tộc, ngôn ngữ, giáo dục, hay các dị biệt đau thương của một quá khứ
buồn thảm có giữ chúng ta xa cách nhau đi chăng nữa, dưới ánh sáng Tin Mừng, ta
nhận thấy Chúa Kitô đã đến phá sập các bức tường; Người chết để công bố tình
huynh đệ phổ quát của chúng ta; tâm điểm giáo huấn này chính là tình yêu nối kết
mọi người với Người như là anh cả của các em, và nối kết Người và chúng ta với
Chúa Cha".
Phá sập các bức tường
Ðức Gioan XXIII cũng đã bắt đầu
phá sập bức tường vô hình của Bức Màn Sắt khi Liên Bang Xô Viết cảm nhận những
vết nứt đầu tiên của nó. Năm 1961, Tổng Bí Thư lúc đó của Ðảng Cộng Sản Nga là
Nikita Krushchev đã thực hiện biến chuyển đầu tiên trong việc thiết lập truyền
thông với Ðức Giáo Hoàng bằng cách gửi thông điệp chúc mừng sinh nhật thứ 80 của
Ðức Gioan XXIII. Ðức Giáo Hoàng đã hồi âm, và thế là một ngả tiếp xúc bán chính
thức đã được mở ra. Khi cuộc khủng hoảng hỏa tiễn ở Cuba nổ ra năm 1962, Ðức
Gioan XXIII là thế giá tinh thần duy nhất được cả đôi bên đối nghịch nhìn nhận.
Các nhận định công khai của ngài, được chính ngài viết lại gần như hoàn toàn,
đã được nhật báo Pravda, tiếng nói của Cộng Sản, đăng tải. Nhờ thế cuộc khủng
hoảng hỏa tiễn đã được vượt qua.
Pacem in terris: dấu chỉ thời đại
Lần đầu tiên trong lịch sử, một
thông điệp đã không dựa vào mạc khải mà là dựa vào các dấu chỉ của thời đại.
Phương pháp qui nạp này sau đó sẽ được áp dụng vào hiến chế mục vụ "Vui Mừng
Và Hy Vọng" của Công Ðồng Vatican II.
Hào quang của "Hòa Bình Trên
Trái Ðất" cũng đã làm say mê một giám mục trẻ lúc đó đang tham dự Công Ðồng
Vatican II, Ðức Cha Karol Wojtyla. Vị giám mục này từng kinh qua chủ nghĩa Quốc
Xã và chủ nghĩa Cộng Sản, hai hình thức toàn trị lúc ấy đang rúng động Âu Châu.
Việc ngài chống lại mọi hình thức toàn trị đã dẫn tới chủ trương triệt để chống
mọi chế độ cộng sản của ngài. Ngài chống đối chúng không qua việc trực tiếp phản
đối hay tấn công trực diện. Thay vào đó, ngài chăm dưỡng giới trẻ, giáo dục họ
về ý nghĩa của tự do và nhân phẩm. Ðây là một nền nhân bản cứu thế giới.
Bình thường hóa quan hệ
Trong khi ấy, điều gọi là Bình
Thường Hóa Quan Hệ (Ostpolitik) của Vatican bắt đầu được khởi động. Ðức HY
Agostino Casaroli được phái tới các nước ở bên kia bức Màn Sắt, thoạt đầu bởi Ðức
Gioan XXIII, sau đó bởi Ðức Phaolô VI. Ngài đã khởi diễn một cuộc đối thoại đầy
khó khăn, bằng một chính sách "hết bước này tới bước khác" mà chính
ngài định nghĩa là "tử đạo bằng kiên nhẫn". Ngài xây dựng được các mối
liên hệ dẫn tới việc giảm nhẹ các điều kiện khắt khe vốn được các chế độ cộng sản
áp đặt lên Kitô hữu.
Khi được bầu làm giáo hoàng, Ðức
Gioan Phaolô II đã chọn Ðức HY Casaroli làm Quốc Vụ Khanh. Chủ trương mạnh mẽ của
Ðức Giáo Hoàng về tự do và nhân phẩm đã khơi lên nhiều khát vọng nơi những người
đang sống tại các nước thuộc Hiệp Ước Warsaw. Cùng một lúc, nền ngoại giao của
Ðức Hồng Y Casaroli vẫn duy trì liên hệ với các nước Cộng Sản dữ dằn nhất, đem
lại cho chủ trương của Ðức Giáo Hoàng nhiều hỗ trợ có tính bảo vệ.
Trong khi ấy, Ðức Hồng Y Paul
Poupard, Quốc Vụ Khanh dưới thời Ðức Gioan XXIII và Ðức Phaolô VI, được Ðức
Gioan Phaolô II cử đứng đầu Văn Phòng Người Vô Tín Ngưỡng, và trong khả năng
này, ngài đã khởi diễn cuộc đối thoại văn hóa với các nhà triết học và trí thức
của các nước ở bên kia bức Màn Sắt.
Một bên là chủ trương của Ðức
Gioan Phaolô II; một bên là nền ngoại giao của Ðức HY Casaroli. Ở hậu cảnh, là
cuộc đối thoại văn hóa. Chính đó là lý do làm cho một bức tường khác bị phá sập,
đó là bức tường Bá Linh. Các hình ảnh bức tường sụp tượng trưng cho sự sụp đổ của
chủ nghĩa cộng sản Âu Châu và sự chiến thắng của người Công Giáo.
Nếu không có Ðức Gioan XXIII, thì
không điều gì kể trên có thể diễn ra. Vị "giáo hoàng mục tử" Gioan
XXIII quả là một nhà ngoại giao tinh tế. Từ triều giáo hoàng của ngài trở đi, ảnh
hưởng của Tòa Thánh trên vũ đài quốc tế đã gia tăng đáng kể.
Ðức Gioan Phaolô II tiếp nối di sản
trên. Ngài thường hay thách thức Liên Hiệp Quốc, khi nói tới tự do tôn giáo tại
Trụ Sở Liên Hiệp Quốc ở New York. Ngài cũng phê phán ý thức hệ phái tính và ý
niệm y tế sinh sản (reproductive health) của các hội nghị Cairo và Bắc Kinh thập
niên 1990. Trong khi đó, các nhà ngoại giao của Vatican, những người đầy kỹ
năng và tinh tế, đã khôn khéo lồng ý niệm phát triển nhân bản toàn diện, như một
thứ "vi khuẩn tích cực", vào các văn kiện quốc tế.
Cùng một phương pháp: đối thoại
Sau cùng, cả Ðức Gioan XXIII lẫn
Ðức Gioan Phaolô II đều theo cùng một phương pháp, bao gồm việc đối thoại với
thế giới và hành động. Trong một nhận định ngoài bản văn soạn sẵn đề cập tới việc
do đâu ý niệm Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã phát sinh, Ðức Gioan Phaolô II cho thấy
phương pháp này đã được thi hành ra sao: "Ðó là năm 1984, người bạn lớn của
chúng ta là Liên Hiệp Quốc đã thiết lập ra Năm Giới Trẻ. Họ công bố, họ đưa ra
kế hoạch. Chúng tôi thực hiện kế hoạch ấy!".
Tính tự phát này đã phá sập các bức
tường. Ðức Gioan XXIII mở cánh cửa đưa vào Công Ðồng Vatican II bằng cách mở
chiếc cửa sổ tại Tông Dinh vào ngày 11 tháng 10, năm 1963, để giảng bài giảng nổi
tiếng của ngài về mặt trăng, yêu cầu người ta "vuốt ve con cái họ". Ðức
Gioan Phaolô II cũng mở một chiếc cửa sổ cho người ta thấy họ có thể chờ mong
chi ở triều giáo hoàng của ngài trong Thánh Lễ khai mạc thừa tác vụ Phêrô:
"Hãy mở rộng các cửa ra vào cho Chúa Kitô. Hãy mở rộng các biên giới Nhà
Nước, các hệ thống kinh tế và chính trị, những lãnh vực mênh mông của văn hóa,
văn minh và phát triển cho sức mạnh cứu rỗi của Người. Ðừng sợ hãi. Chúa Kitô
biết rõ "trong con người có gì". Chỉ một mình Người biết điều ấy".
Vũ Văn An
Nguồn: vietcatholic.net