Đọc sách Khải Huyền, độc giả sẽ choáng ngợp về những con số
được nói đến. Để hiểu ý nghĩa mặc khải trong sách Khải Huyền, cần tìm hiểu ý
nghĩa của các con số. Bài viết này sẽ quan sát xem sách Khải Huyền dùng những
con số nào,
từ con số nhỏ nhất là một phần mười (1/10) đến con số lớn nhất có thể đếm được là 200 triệu (200.000.000) và cả con số không thể đếm được là “vạn vạn, ngàn ngàn” (theo thứ tự tiếng Hy Lạp), nói xuôi theo tiếng Việt: “ngàn ngàn, vạn vạn” (hàng ngàn, hàng vạn). Những con số trong sách Khải Huyền chia làm hai loại: Số thứ tự (ordinal number) và số đếm (cardinal number). Tất cả chúng được liệt kê dưới đây.
từ con số nhỏ nhất là một phần mười (1/10) đến con số lớn nhất có thể đếm được là 200 triệu (200.000.000) và cả con số không thể đếm được là “vạn vạn, ngàn ngàn” (theo thứ tự tiếng Hy Lạp), nói xuôi theo tiếng Việt: “ngàn ngàn, vạn vạn” (hàng ngàn, hàng vạn). Những con số trong sách Khải Huyền chia làm hai loại: Số thứ tự (ordinal number) và số đếm (cardinal number). Tất cả chúng được liệt kê dưới đây.
1. Số thứ tự (ordinal number)
Thứ nhất (first). 8,7: “Vị thứ nhất thổi kèn”. 4,7; 13,12;
16,2; 20,5... Từ Hy Lạp còn có nghĩa là “đầu tiên”, “khởi đầu” (1,17; 2,8;
22,13), “ban đầu” (2,4.5), “trước kia” (2,19; 4,1), “cũ” (21,1a.1b.4)...
Thứ hai (second). 2,11: “Cái chết thứ hai”. 4,7; 6,3a.3b;
8,8; 11,14; 14,8.
Thứ ba (third). 4,7: “Sinh vật thứ ba”. 6,5a.5b;
8,7a.7b.8.9a.9b.10a.10b…
Thứ tư (fourth). 6,7a: “Ấn thứ tư”. 4,7; 6,7b.8; 8,12; 16,8;
21,19.
Thứ năm (fifth). 16,10: “Vị thứ năm”. 21,20.
Thứ sáu (sixth). 6,12: “Ấn thứ sáu”. 9,13.14; 16,12; 21,20.
Thứ bảy (seventh). 8,1: “Ấn thứ bảy”. 10,7; 11,15; 16,17;
21,20.
Thứ tám (eighth). 17,11: “Vua thứ tám”. 21,20.
Thứ chín (ninth). 21,20: “thứ chín, hoàng ngọc” (12 nền móng
của Thành Giê-su-sa-lem mới).
Thứ mười (tenth). 21,20: “thứ mười, kim lục”
Thứ mười một (eleventh). 21,20: “thứ mười một, huỳnh ngọc”.
Thứ mười hai (twelfth). 12,20: “thứ mười hai, tử ngọc”.
2. Số đếm (cardinal number)
1/10 (một phần mười) thành phố sụp đổ (11,13).
1/4 (một phần tư) mặt đất bị giết hại (6,8).
1/3 (một phần ba) người hay sự vật gồm có: – 1/3 mặt đất bị
thiêu huỷ (8,7a). – 1/3 cây cối bị thiêu huỷ (8,7b). – 1/3 biển hoá thành máu
(8,8). – 1/3 thụ tạo có sự sống ở biển bị chết (8,9a). – 1/3 tàu bè bị phá huỷ
(8,9b). – 1/3 sông ngòi (8,10). – 1/3 nước trở thành ngải đắng (8,11). – 1/3 mặt
trời (8,12a). – 1/3 mặt trăng (8,12b). – 1/3 các ngôi sao (8,12c; 12,4). – 1/3
(mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao) bị tối (8,12d). – 1/3 ngày không chiếu sáng
(8,12e). – 1/3 loài người bị giết chết (9,15.18).
1/2 (một phần hai) giờ: nửa giờ (8,1).
1 giờ (17,12; 18,10.17.19).
1 thời, 2 thời và 1/2 thời, dịch sát: “Một thời, các thời và
nửa thời” (12,14).
2 cái khốn (9,12). – 2 cánh đại bàng (12,14). – 2 cây ô-liu
(11,4). – 2 nhân chứng (11,3.10). – 2 sừng của Con Thú từ đất đi lên (13,11). –
2 trụ đèn (11,4).
3 cổng (21,13a.13b.13c.13d). – 3 cân lúa mạch (6,6). – 3 phần
của Thành vĩ đại (16,19). – 3 tai ương: Lửa, khói, diêm sinh (9,18). – 3 thần ô
uế (16,13). – 3 thiên sứ (8,13).
3 ngày rưỡi (11,9.11).
4 sinh vật (4,6.8; 5,6.8.14; 6,1.6; 7,11; 14,3; 15,7; 19,4).
– 4 ngọn gió (7,1). – 4 phương của mặt đất (7,1; 20,8). – 4 sừng của bàn thờ
(9,13). – 4 thiên sứ đang bị trói (9,14.15). – 4 thiên sứ (7,1.2).
5 tháng (9,5.10). – 5 vua (17,10).
6 cánh (4,8).
7 ấn (5,1.5; 6,1). – 7 đầu của Con Mãng Xà (12,3). – 7 đầu của
Con Thú từ biển đi lên (13,1; 17,3.7.9). – 7 chén (15,7; 16,1; 17,1; 21,9). – 7
chiếc kèn (8,2.6). – Liệt kê 7 đặc tính của Con Chiên (5,12). – Liệt kê 7 đặc
tính của Thiên Chúa (7,12). – Liệt kê 7 hạng người (6,12). – 7 hồi sấm
(10,3.4a.4b). – 7 Hội Thánh (1,4.11.20a.20b). – 7 mắt (5,6). – 7 ngôi sao
(1,16.20a.20b; 2,1; 3,1). – 7 ngọn đồi (17,9). – 7 ngọn đuốc (4,5). – 7 sừng
(5,6). – 7 tai ương (15,1.6.8; 21,9). – 7 thần khí (1,4; 3,1; 4,5; 5,6). – 7
thiên sứ (8,2.6; 15,1.6.7.8; 16,1; 17,1; 21,9). – 7 trụ đèn bằng vàng
(1,12.20a.20b; 2,1). – 7 vua (17,9.11). – 7 vương miện trên 7 đầu của Con Mãng
Xà (12,3).
10 ngày (2,10). – 10 sừng của Con Mãng Xà (12,3). – 10 sừng
Con Thú từ biển đi lên (13,1; 17,3.7.12.16). – 10 vua (17,12). – 10 vương miện
trên 10 sừng của Con Thú từ biển đi lên (31,1).
12 thiên sứ (21,12). – 12 chi tộc Ít-ra-en (21,12). – 12
Tông Đồ của Con Chiên (21,14). – 12 ngôi sao: Người Phụ Nữ đội triều thiên 12
ngôi sao (12,1). – 12 cổng (21,12.21). –
12 nền móng thành Giê-ru-sa-lem mới (21,14). – 12 tên của mười hai Tông Đồ
(21,14). – 12 viên ngọc trai (21,21): Mô tả Giê-ru-sa-lem mới: Mười hai cổng là
mười hai viên ngọc trai, mỗi một cổng làm từ một viên ngọc duy nhất. – 12 lần ra
trái của cây sự sống (22,2).
24 Kỳ Mục (4,4.10; 5,8; 11,16; 19,4). – 24 ngai của 24 Kỳ Mục
(4,4).
42 tháng (11,2; 13,5).
144 thước (21,17).
666 (13,18), dị bản 616.
1.000 năm (20,2.3.4.5.6.7). Trong đó, trói Con Mãng Xà lại
1.000 năm (20,2) và sau 1.000 năm nó được thả ra một thời gian ngắn (20,3.7). –
Các Ki-tô hữu hiển trị với Đức Ki-tô 1.000 năm (20,4.6).
1.260 ngày (11,3; 12,6). Trong đó, hai chứng nhân tuyên sấm
1.260 ngày (11,3). – Người Phụ Nữ được nuôi dưỡng 1.260 ngày (12,6).
1.600 dặm (14,20). Máu tự bồn đạp nho chảy ra cho đến hàm
thiếc ngựa và lan tới 1.600 dặm.
7.000 người bị giết (11,13).
12.000 người được đóng ấn (7,5a.5b.5c.6a.6b…). – 12.000 dặm
(21,16).
144.000 người (7,4; 14,1.3): số người được đóng ấn (7,4) và
số người có danh của Con Chiên và của ChaCon Chiên ghi trên trán (14,1.3).
200.000.000 kị binh (9,16).
Vạn vạn, ngàn ngàn (5,11).
Đọc thoáng qua những con số được dùng trong sách Khải Huyền như trên, chắc độc giả sẽ ngạc nhiên và
tự hỏi: Tại sao lại có nhiều con số như thế trong sách Khải Huyền? Những con số
này đã làm nên đặc điểm sách Khải Huyền, trong đó có những con số được nhiều
người biết đến như số 7, số 12, số 24, số 1.000, số 1.260… đặc biệt con số bí ẩn
666 hay 616. Độc giả có thể xem chi tiết các lần xuất hiện của các con số trên
đây và tiếng Hy Lạp của các con số này trong phần phụ lục “Các con số trong Khải
Huyền” ở cuối Sách Khải Huyền Hy Lạp – Việt.
Sách Khải Huyền dùng các con số để xây dựng thần học. Vì thế,
biết ý nghĩa biểu tượng của các con số là điều cần thiết để có thể lĩnh hội được
nội dung mặc khải trong sách Khải Huyền. Bài viết tiếp theo sẽ trình bày sơ lược
ý nghĩa biểu tượng của những con số quan trọng trong danh sách liệt kê trên
đây./.
Giu-se Lê Minh Thông, O.P.