EDWARD CRAIG
Bất kì ai đọc cuốn sách này thì trong chừng mực nào đó đã là một triết gia. Hầu như tất cả chúng ta đều là những triết gia, vì chúng ta có một số loại giá trị nào đó mà nhờ chúng, ta sống cuộc sống của mình (hoặc muốn nghĩ là mình có, hoặc cảm thấy không thoải mái khi mình không có).
Và hầu hết mọi người thiên về một bức tranh rất chung chung mô tả thế giới như thế nào đó. Có thể chúng ta nghĩ rằng có một đấng thánh thần đã tạo ra mọi thứ, gồm cả con người; hoặc, ngược lại, chúng ta nghĩ rằng tất cả chỉ do ngẫu nhiên và do sự chọn lọc tự nhiên. Có thể chúng ta tin rằng mọi người đều có những phần phi vật chất, bất tử gọi là linh hồn hoặc tinh thần; hay, hoàn toàn ngược lại, rằng chúng ta chỉ là những sắp xếp phức tạp của vật chất mà sẽ dần dần tan rã thành những mảnh vụn sau khi chúng ta chết đi. Như vậy, hầu hết chúng ta, ngay cả những người chẳng hề nghĩ về điều đó, đều có những suy nghĩ tựa như lời giải đáp cho hai vấn đề triết học cơ bản, đó là: chúng ta nên làm điều gì? và, thực tại là gì? Và còn có vấn đề cơ bản thứ ba, mà hầu hết chúng ta cũng đều có một loại giải đáp nào đó bắt đầu xuất hiện vào lúc chúng ta tự ý thức về một trong hai vấn đề cơ bản nói trên, đó là: chúng ta hiểu biết bằng cách nào, hoặc nếu chúng ta không biết, thì bằng cách nào chúng ta bắt tay vào việc phát hiện – bằng mắt nhìn, bằng suy nghĩ, hỏi ý kiến một nhà tiên tri, hoặc hỏi một nhà khoa học? Triết học, được xem như một đối tượng mà bạn có thể nghiên cứu, một thứ mà bạn chẳng hề biết, hay có hiểu biết khá hơn, ngay cả khi bạn hiểu biết chuyên sâu về nó, thì chỉ đơn giản có nghĩa là ưu tư nhiều hơn về vài vấn đề trong số những vấn đề nêu trên, và về những tương quan qua lại giữa chúng, là học hỏi những gì đã được đề cập về chúng và tại sao như vậy.
Thật sự là cực kì khó để tránh khỏi triết học, ngay cả với một nỗ lực có ý thức. Hãy thử xét trường hợp những ai khước bác nó, nói với chúng ta rằng ‘Triết học vô dụng’. Trước nhất, nói thế, hiển nhiên là họ so sánh nó với một hệ thống giá trị nào đó. Thứ hai, khi họ sẵn sàng để nói dù ngắn gọn và võ đoán rằng tại sao nó vô dụng, là họ nói về tính không hiệu quả của vài loại tư duy, hoặc về việc con người không có khả năng xử lí một số loại vấn đề nào đó. Và như thế thay vì khước từ triết học, họ lại trở thành một tiếng nói khác bên trong lòng triết học mà phải thừa nhận rằng đó là một tiếng nói đầy hoài nghi. Thế nhưng trong triết học chẳng bao giờ thiếu những tiếng nói như thế, kể từ thời xa xưa cho tới nay. Chúng ta sẽ lắng nghe một số tiếng nói đó ở Chương 6.
Nếu quan điểm của họ rơi vào trường hợp thứ hai kể trên, có thể họ hàm ý rằng việc phát hiện con người không thể đối phó với một số loại vấn đề, và phát hiện cho chính bạn – và thực sự phát hiện ra nó, thay vì chỉ lười biếng giả định rằng bạn đã biết điều đó – thì đó chẳng phải là một trải nghiệm có giá trị, hoặc chỉ là một trải nghiệm không có tác dụng đó sao. Chắc hẳn điều đó không thể là đúng? Hãy tưởng tượng thế giới này sẽ khác đi biết bao nếu tất cả chúng ta vững tin rằng con người không có nhiệm vụ phải giải đáp bất kì vấn đề nào về tự nhiên hoặc thậm chí về sự hiện hữu của một đấng thánh thần, nói cách khác, nếu tất cả mọi người đều theo thuyết bất khả tri về tôn giáo. Hãy tưởng tượng thế giới sẽ khác đi biết bao nếu tất cả chúng ta đều vững tin rằng không có giải đáp cho vấn đề là cái gì đã hợp pháp hóa quyền lực chính trị mà các nhà nước thường sử dụng đối với các thành viên, nói cách khác, nếu không ai trong chúng ta tin rằng có bất kì giải đáp hợp lí nào cho người theo chủ nghĩa vô chính phủ. Rất có thể còn phải tranh cãi rằng liệu những khác biệt đó dẫn tới điều hay hoặc dở, hoặc cho dù trên thực tế chúng chẳng quan trọng gì nhiều như bạn có thể nghĩ lúc đầu; nhưng hẳn rằng có những khác biệt, và là những khác biệt rất lớn, là điều hiển nhiên, không cần đặt thành vấn đề. Việc mọi người nghĩ như thế nào sẽ thay đổi mọi chuyện và việc đa số nghĩ như thế nào có tác động gần như với tất cả mọi người: đó là điều không thể phủ nhận. Một chống đối triết học hợp lí hơn là nói rằng nó không hiệu quả. Điều này khá là đối nghịch với câu: triết học thì nguy hiểm (Nietzsche, xem các trang 149-155, coi triết gia là ‘một chất nổ khủng khiếp khiến không thứ gì còn được an toàn’ – dù ông không nghĩ lời này là một sự chống đối triết học). Nhưng điều này thường có nghĩa là triết học nào thì cũng nguy hiểm trừ triết học của người phát biểu nó, và chung quy là do sự sợ hãi về điều có thể xảy ra nếu mọi sự thay đổi đi.
Bạn có thể nảy ra ý nghĩ rằng có thể có những người thậm chí nghĩ rằng chẳng đáng gì khi tham gia vào cuộc tranh luận này, dù là ngắn ngủi, thậm chí cũng không ủng hộ lập trường hoài nghi mà tôi vừa nêu trên. Và như thế có thể bạn có lí, nhưng điều đó không có nghĩa là những người đó không có một triết lí. Mà hầu như trái lại. Nó có thể có nghĩa là họ không sẵn sàng để ‘triết lí’ – nghĩa là phát biểu những quan điểm của họ và biện giải bảo vệ chúng hoặc diễn giải về chúng. Nhưng đó không có nghĩa là họ không có những giá trị bền vững, trường tồn, không có những gì mà họ có thể đánh giá một cách có hệ thống là đáng giá. Họ có thể nghĩ, giả dụ vậy, rằng kĩ năng chuyên môn thực sự để làm điều gì đó thì đáng ham muốn hơn một số lượng lớn về kiến thức lí thuyết. Lí tưởng của họ không phải là có được am hiểu sâu sắc về bản chất của thực tại để có khả năng nhập làm một với thực tại trong việc thực hiện một hoạt động cụ thể nào đó, tự mình rèn luyện để làm việc gì đó mà không cần nỗ lực một cách có ý thức, như thể được dẫn dắt bởi một bản năng tự nhiên đã được mài giũa hoàn hảo. Tôi không chỉ nói để lấy lòng họ: nhiều tư duy Phật giáo Thiền phái, hoặc có lẽ tôi nên nói là hành Thiền của Phật giáo, đã thiên hẳn về chiều hướng này. Và lí tưởng đó, nhằm tới một loại phi tư duy, là kết quả của rất nhiều nỗ lực tư duy trước đó.
Nếu triết học rất gần gũi với chúng ta đến thế, tại sao nhiều người nghĩ rằng nó là điều rất khó hiểu và khá là kì lạ? Không phải là họ hoàn toàn hiểu sai: vài nền triết học thì khó hiểu và kì lạ, và một số nền triết học thâm sâu hơn cả thì có thể là thoạt tiên có vẻ khó hiểu và kì lạ. Sở dĩ vậy vì nền triết học thâm sâu hơn cả không chỉ đưa ra vài sự kiện mới mà chúng ta chỉ đơn giản là cộng thêm vào kho chứa thông tin của chúng ta, hoặc vài châm ngôn mới để thêm vào danh sách của chúng ta về những điều cần làm và cần tránh, mà còn là hiện thân của một bức tranh về thế giới và / hoặc là một bộ những giá trị; và trừ phi những thứ đó đã ngẫu nhiên trở thành của bạn rồi (hãy nhớ rằng chúng ta đều đã sở hữu chúng theo cách chưa được rõ ràng và thiếu sự phản tỉnh) bằng không thì nền triết học đó có chiều hướng xem ra rất kì lạ – nếu nó không có vẻ kì lạ, có nghĩa là bạn đã không hiểu được nó. Triết lí thâm sâu giúp mở rộng trí tưởng tượng của bạn. Một số nền triết học gần gũi với chúng ta, bất kể chúng ta là như thế nào. Rồi dĩ nhiên là có một số nền triết học rất xa cách với chúng ta, và một số khác còn xa cách hơn nữa, và một số khác nữa quả thực là xa lạ với chúng ta. Sẽ rất đáng thất vọng nếu sự thể không là như vậy, vì điều đó hàm ý rằng con người khá đơn điệu về mặt tri thức. Nhưng không cần thiết phải bắt đầu từ chỗ nước sâu, nghĩa là chỗ khó khăn nhất; chúng ta hãy bắt đầu từ chỗ nước nông, nghĩa là chỗ dễ dàng nhất, nơi mà (như tôi đã nói) chúng ta đều đã đứng trong dòng nước. Tuy nhiên (ở đây, sự so sánh với một bể bơi khiến tôi mắc vào thế kẹt, như mọi sự so sánh thường đều như vậy) hãy ghi nhớ rằng điều này không nhất thiết có nghĩa là tất cả chúng ta đều đứng ở cùng một chỗ: nông và quen thuộc, với sâu và kì lạ, có thể tùy thuộc vào nơi mà bạn dấn mình vào, và tùy thuộc vào thời điểm nữa.
Chúng ta có thể đã đứng trong dòng nước, nhưng tại sao lại cố gắng bơi? Nói cách khác, triết học là nhằm để làm gì? Có quá nhiều nền triết học, chúng được hình thành từ quá nhiều những điều kiện khác nhau, khiến khó có thể có một câu trả lời chung cho câu hỏi đó. Nhưng có thể nói một cách chắc chắn rằng rất nhiều nền triết học có ý hướng muốn trở thành (xin hãy hiểu những từ sau đây theo nghĩa rất rộng) phương tiện cứu rỗi linh hồn, dẫu rằng những ý nghĩa qua đó chúng ta phải hiểu sự cứu rỗi là gì, và cứu rỗi khỏi cái gì, thì cũng nhiều và đa dạng như chính những triết lí vậy. Một người theo Phật giáo sẽ bảo với bạn rằng mục đích của triết học là giảm bớt những khổ lụy của kiếp người và đạt được ‘sự giác ngộ’; một người theo Ấn giáo sẽ nói điều tương tự nhưng với những thuật ngữ hơi khác; cả hai sẽ nói về sự thoát khỏi cái được cho là vòng tròn của sinh tử, ở đó những gì mà một người đáng được hưởng hoặc đáng phải gánh chịu về mặt đạo đức sẽ quyết định những dạng của cuộc đời trong tương lai của người đó. Một người theo chủ thuyết Epicurus (nếu bạn còn có thể tìm thấy một người như vậy ở thời này) sẽ gạt bỏ mọi thứ liên quan tới sự tái sinh, để cống hiến cho bạn một công thức sống sao cho đạt được tối đa hoan lạc và chỉ phải chịu tối thiểu khổ đau trong cuộc đời duy nhất mà bạn có được.
Không phải mọi triết lí đều nảy sinh từ nhu cầu về một cách ứng xử có tính toàn diện trước lẽ tử sinh. Nhưng hầu hết các nền triết học tồn tại dài lâu đều nảy sinh từ một động cơ cấp bách nào đó hoặc một niềm tin tưởng sâu xa – tìm kiếm chân lí và minh triết thuần túy chỉ vì lợi ích của chúng có thể là một ý tưởng hay, nhưng lịch sử gợi ra ý nghĩ rằng một ý tưởng hay hầu như là tất cả những gì gọi là triết lí. Thế nên triết học cổ điển Ấn Độ biểu trưng cho sự tranh giành uy thế tri thức giữa những trường phái Ấn giáo, và giữa tất cả những trường phái đó với những trường phái Phật giáo; cuộc chiến để có được sự cân bằng đáng ưa thích giữa lí trí con người và mặc khải căn cứ trên kinh sách đã diễn ra trong nhiều nền văn hóa, và còn diễn ra cho tới ngày nay trong một số nền văn hóa; lí thuyết chính trị nổi tiếng của Thomas Hobbes cố gắng giảng dạy cho chúng ta những bài học mà ông nghĩ là cần phải học trong hậu kì của cuộc Nội chiến Anh quốc; Descartes và nhiều người cùng thời của ông lại chuộng những quan điểm thời trung cổ, vốn bắt nguồn từ những tác phẩm của Plato gần hai ngàn năm trước, để đứng sang một bên, dành chỗ cho một quan điểm hiện đại về khoa học; Kant tìm cách thúc đẩy tính tự quản của cá nhân đối mặt với những thể chế thiển cận và chuyên chế; Marx muốn giải phóng giai cấp công nhân khỏi cảnh nghèo nàn và lao dịch; những nhà nữ quyền ở mọi thời đại muốn cải thiện địa vị của phụ nữ. Không một ai trong số những người đó lại chỉ giải quyết những vấn đề rối rắm nhỏ nhặt (dù đôi khi do gặp phải chúng trên đường, họ cũng phải giải quyết chúng); họ bước vào cuộc tranh cãi với mục đích thay đổi chiều hướng của nền văn minh.
Người đọc hẳn nhận ra rằng tôi không có bất kì nỗ lực nào để định nghĩa triết học, mà chỉ ám chỉ rằng đó là một từ có nghĩa cực kì rộng, bao quát rất nhiều hoạt động của trí tuệ. Một số người nghĩ rằng chẳng lợi lộc gì để cố gắng định nghĩa nó. Tôi có thể đồng tình với ý nghĩ như vậy, vì tôi cho rằng hầu hết những nỗ lực đó đều khiến cho phạm vi của triết học bị hạn hẹp rất nhiều, và do đó, chúng có hại hơn là có thể giúp gì cho chúng ta, trong chừng mực mà chúng có chút tác dụng nào đó. Nhưng ít ra tôi sẽ cố gắng để nói lên rằng triết học là gì; dù điều tôi phải cung ứng đó có được kể như một định nghĩa hay không, là điều mà chúng ta không cần phải bận tâm quá nhiều, thực sự là tuyệt đối không nên bận tâm.
Trước kia, vào thời rất xa xưa, tổ tiên chúng ta từng là loài vật, và hoàn toàn chỉ làm bất cứ gì xảy tới một cách tự nhiên, không từng để ý rằng đó chính là việc họ đã làm, hoặc thậm chí không hề để ý rằng chính họ đã làm. Thế rồi, bằng cách này hay cách khác, họ có được khả năng tra vấn rằng tại sao các sự việc lại xảy ra (ngược hẳn với việc chỉ ghi nhận rằng họ đã làm), và họ nhìn vào chính bản thân họ cùng các hành động của họ. Đó không phải là một bước nhảy vọt như thoạt có vẻ là vậy. Bắt đầu hỏi rằng tại sao những sự việc xảy ra thì đó trước hết chỉ là có đôi chút ý thức về những khía cạnh của cách ứng xử của mình. Một con vật săn mồi theo dấu một mùi nó ngửi thấy, là nó hành động như thể nhận thức được rằng có mùi đó ở đó vì con mồi của nó vừa đi qua lối đó – và bởi vì, trên thực tế, mùi của con mồi ở đó thường dẫn đến thành công trong việc săn đuổi. Tri thức thuộc loại kết nối này có thể rất hữu ích: nó bảo cho chúng ta biết nên mong chờ điều gì. Thêm nữa, biết rằng A xảy ra vì B đã xảy ra có thể cải thiện việc bạn kiểm soát sự việc: trong một số trường hợp B sẽ là điều bạn làm cho xuất hiện, hoặc ngăn chặn – sẽ rất hữu ích nếu A là điều bạn muốn có, hoặc muốn tránh. Rất nhiều kết nối loại này, đối với con vật cũng như con người, xảy ra một cách tự nhiên và vô thức. Và sự luyện tập, một khi ta ý thức về nó, có thể được mở rộng thật hữu ích bằng cách nêu lên những câu hỏi như vậy một cách có ý thức trong những trường hợp chúng ta không có được những giải đáp có sẵn một cách thích hợp.
Tuy nhiên, không ai có thể đảm bảo rằng khuynh hướng đánh giá chung đó sẽ luôn luôn đem lại kết quả tốt, khoan nói tới việc đem lại kết quả nhanh chóng. Việc hỏi rằng tại sao trái cây rụng khỏi cành sẽ sớm dẫn ta tới việc rung cây. Hỏi rằng tại sao trời mưa, hoặc tại sao trời không mưa, dẫn chúng ta tới một loại vấn đề khác, đặc biệt là khi động cơ thực làm nền cho câu hỏi là liệu chúng ta có thể gây ảnh hưởng tới việc có mưa hoặc không mưa hay không. Thường thì chúng ta có thể tác động vào các sự kiện, và nó có thể có lợi cho việc phát triển thói quen tra hỏi, khi sự việc (một cuộc đi săn, tỉ dụ vậy) xấu đi, đó là vì chúng ta thất bại về phần mình trong việc thực hiện, hay ngược lại bị đánh bại bởi những gì vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Cũng vẫn thói quen hữu ích đó có thể làm nảy sinh ý nghĩ rằng một vụ hạn hán trong chừng mực nào đó là do sự thất bại của chúng ta – và đó là thất bại nào, chúng ta đã làm sai điều gì? Và rồi một ý tưởng có thể bất ngờ nảy sinh, cái ý tưởng vẫn giúp ích nhiều cho chúng ta vào thời thơ ấu: cha mẹ, những người vẫn làm giùm những việc mà chúng ta không thể tự làm, nhưng chỉ khi chúng ta ngoan ngoãn và cha mẹ không bực mình vì chúng ta. Có thể là có những sinh thể quyết định việc làm ra mưa, và tại sao chúng ta không cố gắng đứng về phía họ?
Đó là tất cả những gì đã khiến con người lao vào việc nghiên cứu tự nhiên và vào niềm tin vào cái siêu nhiên. Như thế, khi mà những khả năng trí tuệ của họ phát triển, tổ tiên chúng ta nhận thấy quyền lực của họ cũng gia tăng; nhưng họ cũng nhận ra rằng chính họ phải đương đầu với những lựa chọn và những điều huyền bí – cuộc sống nêu lên vô số những vấn đề, mà trước đây chỉ đơn giản là họ sống cuộc sống đó, hoàn toàn không thắc mắc. Cũng là điều hay khi mọi chuyện đó xảy ra từ từ, nhưng ngay cả như vậy thì kể từ trước cho tới lúc đó, nó là cú sốc mạnh nhất mà chủng loại phải đương đầu. Một số người, suy nghĩ về mặt trí tuệ hơn là sinh học, có thể đã muốn nói rằng nó chính là điều duy nhất đã làm cho chúng ta trở thành những con người.
Hãy nghĩ về triết học như tiếng nói của nhân loại nhằm nỗ lực phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng đó. Nghĩ về nó như vậy sẽ giúp bạn tránh được một số hiểu lầm thông thường. Một trong số đó, là triết học là một hoạt động khá hạn hẹp chỉ diễn ra trong các trường đại học, hoặc là (một cách đỡ vô lí hơn) trong những kỉ nguyên đặc biệt của một số nền văn hóa đặc biệt nào đó; một điều hiểu lầm khác, có liên quan đến điều hiểu lầm vừa nói trên, là triết học là thứ giống như một trò chơi của trí tuệ, không hề đáp ứng một nhu cầu cấp thiết nào. Ở mặt tích cực, điều này có thể dẫn bạn tới việc trông đợi lịch sử triết học có thể chứa đựng một số tình tiết hấp dẫn, và quả thực là như vậy. Chắc chắn là triết học làm gia tăng sự kích động nếu chúng ta luôn ghi nhớ quan điểm này về những gì thực sự diễn ra. Liệu con người tinh khôn (homo sapiens) đi lảo đảo có thể tư duy ở tư thế đứng thẳng không? Chúng ta không có lí do xác đáng để trả lời câu hỏi này là Có thể, cũng như Không thể. Thậm chí chúng ta có chắc rằng chúng ta biết điều gì đã khiến con người khôn ngoan đó có được tư thế đứng thẳng? Đó chính là một cuộc phiêu lưu còn bỏ ngỏ mà chúng ta đã vướng vào, dù muốn hay không.
Nhưng như vậy chẳng phải rõ ràng là ta đã quan niệm về triết học theo nghĩa quá rộng hay sao? Chắc chắn là triết học không bao gồm mọi thứ mà mô tả nói trên ám chỉ? Nào, ta thử xem, trước nhất, sẽ ít nguy hại nếu ta mắc sai lầm do hiểu theo nghĩa rộng so với nghĩa hẹp. Và thứ hai, chính cái phạm vi của từ ‘triết học’ cũng đã thay đổi đáng kể theo dòng lịch sử, đó là chưa kể tới sự kiện là có lẽ chưa bao giờ mọi người cùng hiểu như nhau về nghĩa của từ ‘triết học’. Gần đây có một điều khá kì lạ đã xảy ra đối với từ triết học. Một mặt, nó đã trở nên có nghĩa quá rộng đến nỗi gần như là vô nghĩa, ví dụ như khi hầu hết mọi tổ chức thương mại đều nói về mình rằng họ có một triết lí – mà thường có nghĩa là họ có một chính sách. Mặt khác, nó lại trở nên có nghĩa quá hẹp. Ở đây, nhân tố chủ yếu là sự phát triển của những ngành khoa học tự nhiên. Thường có nhận xét rằng khi một lĩnh vực nghiên cứu có thể hoạt động độc lập và tự tin như một ngành kiến thức, với những phương pháp rõ rệt nghĩa là được đồng thuận và một khối lượng tri thức cũng rõ rệt là được đồng thuận, thì chẳng bao lâu nó sẽ tách khỏi cái mà cho tới lúc đó vẫn được xem là triết học để đi theo con đường riêng của nó, như điều đã xảy ra với vật lí học, hóa học, thiên văn học, tâm lí học. Như thế phạm vi của những vấn đề được cứu xét bởi những người tự nghĩ mình là triết gia ngày càng co cụm lại; và hơn nữa, chúng ta có khuynh hướng gạt sang cho triết học đảm trách những vấn đề mà chúng ta không biết chắc là phải diễn đạt thế nào cho tốt nhất, những nghiên cứu mà chúng ta không biết chắc là tốt nhất nên bắt đầu như thế nào.
Sự gia tăng của những ngành học phát triển mạnh nhất thiết đưa vào cuộc một nhân tố khác, đó là sự chuyên ngành hóa bên trong các trường đại học, và tạo cơ hội để quan niệm về triết học một cách hạn hẹp hơn nữa. Những phân khoa triết học ở các trường đại học hầu hết là khá nhỏ. Do đó, phạm vi chuyên môn của chúng cũng vậy, và có khuynh hướng tụ lại quanh học thuật thời thượng đương thời (đôi khi còn có tính địa phương nữa) – sự thể phải như vậy, vì thường là chính các phân khoa đó tạo ra điều đó. Ngoài ra, vì những lí do hiển nhiên, các lớp học dành cho những sinh viên chưa tốt nghiệp khá là ít, do đó buộc phải có tính tuyển chọn với nguy cơ rõ rành rành là chỉ có vẻ bề ngoài, hời hợt. Như thế giả định đương nhiên rằng triết học là thứ mà các phân khoa triết học ở đại học giảng dạy, dù chắc chắn tôi không thể nói điều đó là sai, giả định đó hạn hẹp và đánh lạc hướng người khác, do vậy cần phải né tránh.
Cuốn sách này được gọi là một lược dẫn vào triết học. Nhưng, như tôi hi vọng là giờ đây đã rõ ràng, rằng một cách đúng đắn tôi không thể dẫn bạn nhập vào triết học, bởi lẽ bạn đã ở trong triết học rồi. Một cách đúng đắn, tôi cũng không thể dẫn bạn nhập vào triết học, bởi lẽ có quá nhiều triết lí. Cũng như tôi không thể ‘chỉ cho bạn thấy Luân Đôn’. Tôi có thể chỉ cho bạn vài mẩu nhỏ của nó, có thể là nhắc đến vài thứ hấp dẫn nhất của nó, và để mặc bạn với một tấm bản đồ thành phố và với vài thông tin về những chuyến tham quan thành phố có hướng dẫn. Đó gần như là điều tôi đề xuất để đến với triết học.
Ở đầu Chương 1, tôi đã nói về ba vấn đề triết học, đúng ra phải gọi là ba loại hoặc ba hạng vấn đề. Các Chương 2, 3, và 4 sẽ giới thiệu, từ văn bản cổ điển, một thí dụ về mỗi loại. Bằng cách tiến dần từ những đường lối tư duy rất quen thuộc trong loại thứ nhất tới điều mà hầu hết người đọc sẽ thấy là hoàn toàn xa lạ trong loại thứ ba, ba thí dụ đó cũng minh họa (dù không đầy đủ) một chủ đề khác của dẫn nhập này: phạm vi của cái mới lạ mà ta nhận ra trong triết học. Tôi đã nói đi nói lại về việc khó mà tránh khỏi triết lí. Nếu đúng vậy, chúng ta có thể trông đợi việc phát hiện một loại triết học nào đó ít nhiều ở bất cứ nơi nào chúng ta để mắt tới. Như để khẳng định điều đó, thí dụ thứ nhất của chúng ta đến từ Hi Lạp vào thế kỉ 4 TCN, thí dụ thứ hai của chúng ta đến từ Scotland vào thế kỉ thứ 18, và thí dụ thứ ba của chúng ta đến từ Ấn Độ, được viết bởi một tu sĩ Phật giáo vô danh vào một niên đại không được xác định cụ thể, trong khoảng năm 100 TCN tới năm 100.
Khá dễ dàng để có được ba văn bản nói trên, đặc biệt là hai văn bản đầu (xem Thư mục). Cuốn sách này hoàn toàn có thể được đọc mà không cần phải có chúng kèm theo, nhưng có những lí do chính đáng để đọc chúng song song với sách này, nếu được. Một trong những lí do đó là để bạn có thể thưởng thức cách viết. Nhiều nền triết học được viết ra rất trau chuốt, và người đọc được cổ vũ mạnh mẽ để thưởng thức cả cách viết cũng như những quan điểm cùng những luận cứ. Nhưng lí do chủ yếu là với văn bản kèm theo bạn sẽ có thể tham gia nếu bạn muốn. Hãy nhớ rằng đây không phải là một xứ sở hoàn toàn xa lạ: trong chừng mực nào đó bạn đã là một triết gia, và trí thông minh bản địa bình thường của bạn đã có được giấy phép lao động tại đây – bạn không cần phải trải qua một khóa huấn luyện bí truyền nào để có được giấy phép suy nghĩ. Vì vậy, kể từ khi bạn bắt đầu đọc, xin đừng e ngại, cứ khởi sự đặt những câu hỏi và hình thành những kết luận tạm thời. Nhưng xin lưu ý, chỉ là tạm thời. Dù bạn làm điều gì, đừng để bị mắc bẫy bởi câu châm ngôn thiếu sinh khí nhất, tự mãn nhất sau đây, rằng ‘mọi người đều có quyền có ý kiến riêng của mình’. Việc có được quyền thì không hề đơn giản đến thế. Tốt hơn, hãy ghi nhớ lời phê phán có chút chế giễu này của George Berkeley (1685–1753): ‘Ít người chịu suy nghĩ, tuy nhiên mọi người đều có ý kiến.’ Nếu đúng vậy, thì thật là điều đáng tiếc; trước hết, vì suy nghĩ là một phần của niềm vui.
Cuối cùng, xin hãy đọc chậm rãi. Đây là một cuốn sách rất ngắn về một đề tài rất dài. Tôi đã cố gắng nhồi nhét nhiều thứ trong đó.
Thật sự là cực kì khó để tránh khỏi triết học, ngay cả với một nỗ lực có ý thức. Hãy thử xét trường hợp những ai khước bác nó, nói với chúng ta rằng ‘Triết học vô dụng’. Trước nhất, nói thế, hiển nhiên là họ so sánh nó với một hệ thống giá trị nào đó. Thứ hai, khi họ sẵn sàng để nói dù ngắn gọn và võ đoán rằng tại sao nó vô dụng, là họ nói về tính không hiệu quả của vài loại tư duy, hoặc về việc con người không có khả năng xử lí một số loại vấn đề nào đó. Và như thế thay vì khước từ triết học, họ lại trở thành một tiếng nói khác bên trong lòng triết học mà phải thừa nhận rằng đó là một tiếng nói đầy hoài nghi. Thế nhưng trong triết học chẳng bao giờ thiếu những tiếng nói như thế, kể từ thời xa xưa cho tới nay. Chúng ta sẽ lắng nghe một số tiếng nói đó ở Chương 6.
Nếu quan điểm của họ rơi vào trường hợp thứ hai kể trên, có thể họ hàm ý rằng việc phát hiện con người không thể đối phó với một số loại vấn đề, và phát hiện cho chính bạn – và thực sự phát hiện ra nó, thay vì chỉ lười biếng giả định rằng bạn đã biết điều đó – thì đó chẳng phải là một trải nghiệm có giá trị, hoặc chỉ là một trải nghiệm không có tác dụng đó sao. Chắc hẳn điều đó không thể là đúng? Hãy tưởng tượng thế giới này sẽ khác đi biết bao nếu tất cả chúng ta vững tin rằng con người không có nhiệm vụ phải giải đáp bất kì vấn đề nào về tự nhiên hoặc thậm chí về sự hiện hữu của một đấng thánh thần, nói cách khác, nếu tất cả mọi người đều theo thuyết bất khả tri về tôn giáo. Hãy tưởng tượng thế giới sẽ khác đi biết bao nếu tất cả chúng ta đều vững tin rằng không có giải đáp cho vấn đề là cái gì đã hợp pháp hóa quyền lực chính trị mà các nhà nước thường sử dụng đối với các thành viên, nói cách khác, nếu không ai trong chúng ta tin rằng có bất kì giải đáp hợp lí nào cho người theo chủ nghĩa vô chính phủ. Rất có thể còn phải tranh cãi rằng liệu những khác biệt đó dẫn tới điều hay hoặc dở, hoặc cho dù trên thực tế chúng chẳng quan trọng gì nhiều như bạn có thể nghĩ lúc đầu; nhưng hẳn rằng có những khác biệt, và là những khác biệt rất lớn, là điều hiển nhiên, không cần đặt thành vấn đề. Việc mọi người nghĩ như thế nào sẽ thay đổi mọi chuyện và việc đa số nghĩ như thế nào có tác động gần như với tất cả mọi người: đó là điều không thể phủ nhận. Một chống đối triết học hợp lí hơn là nói rằng nó không hiệu quả. Điều này khá là đối nghịch với câu: triết học thì nguy hiểm (Nietzsche, xem các trang 149-155, coi triết gia là ‘một chất nổ khủng khiếp khiến không thứ gì còn được an toàn’ – dù ông không nghĩ lời này là một sự chống đối triết học). Nhưng điều này thường có nghĩa là triết học nào thì cũng nguy hiểm trừ triết học của người phát biểu nó, và chung quy là do sự sợ hãi về điều có thể xảy ra nếu mọi sự thay đổi đi.
Bạn có thể nảy ra ý nghĩ rằng có thể có những người thậm chí nghĩ rằng chẳng đáng gì khi tham gia vào cuộc tranh luận này, dù là ngắn ngủi, thậm chí cũng không ủng hộ lập trường hoài nghi mà tôi vừa nêu trên. Và như thế có thể bạn có lí, nhưng điều đó không có nghĩa là những người đó không có một triết lí. Mà hầu như trái lại. Nó có thể có nghĩa là họ không sẵn sàng để ‘triết lí’ – nghĩa là phát biểu những quan điểm của họ và biện giải bảo vệ chúng hoặc diễn giải về chúng. Nhưng đó không có nghĩa là họ không có những giá trị bền vững, trường tồn, không có những gì mà họ có thể đánh giá một cách có hệ thống là đáng giá. Họ có thể nghĩ, giả dụ vậy, rằng kĩ năng chuyên môn thực sự để làm điều gì đó thì đáng ham muốn hơn một số lượng lớn về kiến thức lí thuyết. Lí tưởng của họ không phải là có được am hiểu sâu sắc về bản chất của thực tại để có khả năng nhập làm một với thực tại trong việc thực hiện một hoạt động cụ thể nào đó, tự mình rèn luyện để làm việc gì đó mà không cần nỗ lực một cách có ý thức, như thể được dẫn dắt bởi một bản năng tự nhiên đã được mài giũa hoàn hảo. Tôi không chỉ nói để lấy lòng họ: nhiều tư duy Phật giáo Thiền phái, hoặc có lẽ tôi nên nói là hành Thiền của Phật giáo, đã thiên hẳn về chiều hướng này. Và lí tưởng đó, nhằm tới một loại phi tư duy, là kết quả của rất nhiều nỗ lực tư duy trước đó.
Nếu triết học rất gần gũi với chúng ta đến thế, tại sao nhiều người nghĩ rằng nó là điều rất khó hiểu và khá là kì lạ? Không phải là họ hoàn toàn hiểu sai: vài nền triết học thì khó hiểu và kì lạ, và một số nền triết học thâm sâu hơn cả thì có thể là thoạt tiên có vẻ khó hiểu và kì lạ. Sở dĩ vậy vì nền triết học thâm sâu hơn cả không chỉ đưa ra vài sự kiện mới mà chúng ta chỉ đơn giản là cộng thêm vào kho chứa thông tin của chúng ta, hoặc vài châm ngôn mới để thêm vào danh sách của chúng ta về những điều cần làm và cần tránh, mà còn là hiện thân của một bức tranh về thế giới và / hoặc là một bộ những giá trị; và trừ phi những thứ đó đã ngẫu nhiên trở thành của bạn rồi (hãy nhớ rằng chúng ta đều đã sở hữu chúng theo cách chưa được rõ ràng và thiếu sự phản tỉnh) bằng không thì nền triết học đó có chiều hướng xem ra rất kì lạ – nếu nó không có vẻ kì lạ, có nghĩa là bạn đã không hiểu được nó. Triết lí thâm sâu giúp mở rộng trí tưởng tượng của bạn. Một số nền triết học gần gũi với chúng ta, bất kể chúng ta là như thế nào. Rồi dĩ nhiên là có một số nền triết học rất xa cách với chúng ta, và một số khác còn xa cách hơn nữa, và một số khác nữa quả thực là xa lạ với chúng ta. Sẽ rất đáng thất vọng nếu sự thể không là như vậy, vì điều đó hàm ý rằng con người khá đơn điệu về mặt tri thức. Nhưng không cần thiết phải bắt đầu từ chỗ nước sâu, nghĩa là chỗ khó khăn nhất; chúng ta hãy bắt đầu từ chỗ nước nông, nghĩa là chỗ dễ dàng nhất, nơi mà (như tôi đã nói) chúng ta đều đã đứng trong dòng nước. Tuy nhiên (ở đây, sự so sánh với một bể bơi khiến tôi mắc vào thế kẹt, như mọi sự so sánh thường đều như vậy) hãy ghi nhớ rằng điều này không nhất thiết có nghĩa là tất cả chúng ta đều đứng ở cùng một chỗ: nông và quen thuộc, với sâu và kì lạ, có thể tùy thuộc vào nơi mà bạn dấn mình vào, và tùy thuộc vào thời điểm nữa.
Chúng ta có thể đã đứng trong dòng nước, nhưng tại sao lại cố gắng bơi? Nói cách khác, triết học là nhằm để làm gì? Có quá nhiều nền triết học, chúng được hình thành từ quá nhiều những điều kiện khác nhau, khiến khó có thể có một câu trả lời chung cho câu hỏi đó. Nhưng có thể nói một cách chắc chắn rằng rất nhiều nền triết học có ý hướng muốn trở thành (xin hãy hiểu những từ sau đây theo nghĩa rất rộng) phương tiện cứu rỗi linh hồn, dẫu rằng những ý nghĩa qua đó chúng ta phải hiểu sự cứu rỗi là gì, và cứu rỗi khỏi cái gì, thì cũng nhiều và đa dạng như chính những triết lí vậy. Một người theo Phật giáo sẽ bảo với bạn rằng mục đích của triết học là giảm bớt những khổ lụy của kiếp người và đạt được ‘sự giác ngộ’; một người theo Ấn giáo sẽ nói điều tương tự nhưng với những thuật ngữ hơi khác; cả hai sẽ nói về sự thoát khỏi cái được cho là vòng tròn của sinh tử, ở đó những gì mà một người đáng được hưởng hoặc đáng phải gánh chịu về mặt đạo đức sẽ quyết định những dạng của cuộc đời trong tương lai của người đó. Một người theo chủ thuyết Epicurus (nếu bạn còn có thể tìm thấy một người như vậy ở thời này) sẽ gạt bỏ mọi thứ liên quan tới sự tái sinh, để cống hiến cho bạn một công thức sống sao cho đạt được tối đa hoan lạc và chỉ phải chịu tối thiểu khổ đau trong cuộc đời duy nhất mà bạn có được.
Không phải mọi triết lí đều nảy sinh từ nhu cầu về một cách ứng xử có tính toàn diện trước lẽ tử sinh. Nhưng hầu hết các nền triết học tồn tại dài lâu đều nảy sinh từ một động cơ cấp bách nào đó hoặc một niềm tin tưởng sâu xa – tìm kiếm chân lí và minh triết thuần túy chỉ vì lợi ích của chúng có thể là một ý tưởng hay, nhưng lịch sử gợi ra ý nghĩ rằng một ý tưởng hay hầu như là tất cả những gì gọi là triết lí. Thế nên triết học cổ điển Ấn Độ biểu trưng cho sự tranh giành uy thế tri thức giữa những trường phái Ấn giáo, và giữa tất cả những trường phái đó với những trường phái Phật giáo; cuộc chiến để có được sự cân bằng đáng ưa thích giữa lí trí con người và mặc khải căn cứ trên kinh sách đã diễn ra trong nhiều nền văn hóa, và còn diễn ra cho tới ngày nay trong một số nền văn hóa; lí thuyết chính trị nổi tiếng của Thomas Hobbes cố gắng giảng dạy cho chúng ta những bài học mà ông nghĩ là cần phải học trong hậu kì của cuộc Nội chiến Anh quốc; Descartes và nhiều người cùng thời của ông lại chuộng những quan điểm thời trung cổ, vốn bắt nguồn từ những tác phẩm của Plato gần hai ngàn năm trước, để đứng sang một bên, dành chỗ cho một quan điểm hiện đại về khoa học; Kant tìm cách thúc đẩy tính tự quản của cá nhân đối mặt với những thể chế thiển cận và chuyên chế; Marx muốn giải phóng giai cấp công nhân khỏi cảnh nghèo nàn và lao dịch; những nhà nữ quyền ở mọi thời đại muốn cải thiện địa vị của phụ nữ. Không một ai trong số những người đó lại chỉ giải quyết những vấn đề rối rắm nhỏ nhặt (dù đôi khi do gặp phải chúng trên đường, họ cũng phải giải quyết chúng); họ bước vào cuộc tranh cãi với mục đích thay đổi chiều hướng của nền văn minh.
Người đọc hẳn nhận ra rằng tôi không có bất kì nỗ lực nào để định nghĩa triết học, mà chỉ ám chỉ rằng đó là một từ có nghĩa cực kì rộng, bao quát rất nhiều hoạt động của trí tuệ. Một số người nghĩ rằng chẳng lợi lộc gì để cố gắng định nghĩa nó. Tôi có thể đồng tình với ý nghĩ như vậy, vì tôi cho rằng hầu hết những nỗ lực đó đều khiến cho phạm vi của triết học bị hạn hẹp rất nhiều, và do đó, chúng có hại hơn là có thể giúp gì cho chúng ta, trong chừng mực mà chúng có chút tác dụng nào đó. Nhưng ít ra tôi sẽ cố gắng để nói lên rằng triết học là gì; dù điều tôi phải cung ứng đó có được kể như một định nghĩa hay không, là điều mà chúng ta không cần phải bận tâm quá nhiều, thực sự là tuyệt đối không nên bận tâm.
Trước kia, vào thời rất xa xưa, tổ tiên chúng ta từng là loài vật, và hoàn toàn chỉ làm bất cứ gì xảy tới một cách tự nhiên, không từng để ý rằng đó chính là việc họ đã làm, hoặc thậm chí không hề để ý rằng chính họ đã làm. Thế rồi, bằng cách này hay cách khác, họ có được khả năng tra vấn rằng tại sao các sự việc lại xảy ra (ngược hẳn với việc chỉ ghi nhận rằng họ đã làm), và họ nhìn vào chính bản thân họ cùng các hành động của họ. Đó không phải là một bước nhảy vọt như thoạt có vẻ là vậy. Bắt đầu hỏi rằng tại sao những sự việc xảy ra thì đó trước hết chỉ là có đôi chút ý thức về những khía cạnh của cách ứng xử của mình. Một con vật săn mồi theo dấu một mùi nó ngửi thấy, là nó hành động như thể nhận thức được rằng có mùi đó ở đó vì con mồi của nó vừa đi qua lối đó – và bởi vì, trên thực tế, mùi của con mồi ở đó thường dẫn đến thành công trong việc săn đuổi. Tri thức thuộc loại kết nối này có thể rất hữu ích: nó bảo cho chúng ta biết nên mong chờ điều gì. Thêm nữa, biết rằng A xảy ra vì B đã xảy ra có thể cải thiện việc bạn kiểm soát sự việc: trong một số trường hợp B sẽ là điều bạn làm cho xuất hiện, hoặc ngăn chặn – sẽ rất hữu ích nếu A là điều bạn muốn có, hoặc muốn tránh. Rất nhiều kết nối loại này, đối với con vật cũng như con người, xảy ra một cách tự nhiên và vô thức. Và sự luyện tập, một khi ta ý thức về nó, có thể được mở rộng thật hữu ích bằng cách nêu lên những câu hỏi như vậy một cách có ý thức trong những trường hợp chúng ta không có được những giải đáp có sẵn một cách thích hợp.
Tuy nhiên, không ai có thể đảm bảo rằng khuynh hướng đánh giá chung đó sẽ luôn luôn đem lại kết quả tốt, khoan nói tới việc đem lại kết quả nhanh chóng. Việc hỏi rằng tại sao trái cây rụng khỏi cành sẽ sớm dẫn ta tới việc rung cây. Hỏi rằng tại sao trời mưa, hoặc tại sao trời không mưa, dẫn chúng ta tới một loại vấn đề khác, đặc biệt là khi động cơ thực làm nền cho câu hỏi là liệu chúng ta có thể gây ảnh hưởng tới việc có mưa hoặc không mưa hay không. Thường thì chúng ta có thể tác động vào các sự kiện, và nó có thể có lợi cho việc phát triển thói quen tra hỏi, khi sự việc (một cuộc đi săn, tỉ dụ vậy) xấu đi, đó là vì chúng ta thất bại về phần mình trong việc thực hiện, hay ngược lại bị đánh bại bởi những gì vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Cũng vẫn thói quen hữu ích đó có thể làm nảy sinh ý nghĩ rằng một vụ hạn hán trong chừng mực nào đó là do sự thất bại của chúng ta – và đó là thất bại nào, chúng ta đã làm sai điều gì? Và rồi một ý tưởng có thể bất ngờ nảy sinh, cái ý tưởng vẫn giúp ích nhiều cho chúng ta vào thời thơ ấu: cha mẹ, những người vẫn làm giùm những việc mà chúng ta không thể tự làm, nhưng chỉ khi chúng ta ngoan ngoãn và cha mẹ không bực mình vì chúng ta. Có thể là có những sinh thể quyết định việc làm ra mưa, và tại sao chúng ta không cố gắng đứng về phía họ?
Đó là tất cả những gì đã khiến con người lao vào việc nghiên cứu tự nhiên và vào niềm tin vào cái siêu nhiên. Như thế, khi mà những khả năng trí tuệ của họ phát triển, tổ tiên chúng ta nhận thấy quyền lực của họ cũng gia tăng; nhưng họ cũng nhận ra rằng chính họ phải đương đầu với những lựa chọn và những điều huyền bí – cuộc sống nêu lên vô số những vấn đề, mà trước đây chỉ đơn giản là họ sống cuộc sống đó, hoàn toàn không thắc mắc. Cũng là điều hay khi mọi chuyện đó xảy ra từ từ, nhưng ngay cả như vậy thì kể từ trước cho tới lúc đó, nó là cú sốc mạnh nhất mà chủng loại phải đương đầu. Một số người, suy nghĩ về mặt trí tuệ hơn là sinh học, có thể đã muốn nói rằng nó chính là điều duy nhất đã làm cho chúng ta trở thành những con người.
Hãy nghĩ về triết học như tiếng nói của nhân loại nhằm nỗ lực phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng đó. Nghĩ về nó như vậy sẽ giúp bạn tránh được một số hiểu lầm thông thường. Một trong số đó, là triết học là một hoạt động khá hạn hẹp chỉ diễn ra trong các trường đại học, hoặc là (một cách đỡ vô lí hơn) trong những kỉ nguyên đặc biệt của một số nền văn hóa đặc biệt nào đó; một điều hiểu lầm khác, có liên quan đến điều hiểu lầm vừa nói trên, là triết học là thứ giống như một trò chơi của trí tuệ, không hề đáp ứng một nhu cầu cấp thiết nào. Ở mặt tích cực, điều này có thể dẫn bạn tới việc trông đợi lịch sử triết học có thể chứa đựng một số tình tiết hấp dẫn, và quả thực là như vậy. Chắc chắn là triết học làm gia tăng sự kích động nếu chúng ta luôn ghi nhớ quan điểm này về những gì thực sự diễn ra. Liệu con người tinh khôn (homo sapiens) đi lảo đảo có thể tư duy ở tư thế đứng thẳng không? Chúng ta không có lí do xác đáng để trả lời câu hỏi này là Có thể, cũng như Không thể. Thậm chí chúng ta có chắc rằng chúng ta biết điều gì đã khiến con người khôn ngoan đó có được tư thế đứng thẳng? Đó chính là một cuộc phiêu lưu còn bỏ ngỏ mà chúng ta đã vướng vào, dù muốn hay không.
Nhưng như vậy chẳng phải rõ ràng là ta đã quan niệm về triết học theo nghĩa quá rộng hay sao? Chắc chắn là triết học không bao gồm mọi thứ mà mô tả nói trên ám chỉ? Nào, ta thử xem, trước nhất, sẽ ít nguy hại nếu ta mắc sai lầm do hiểu theo nghĩa rộng so với nghĩa hẹp. Và thứ hai, chính cái phạm vi của từ ‘triết học’ cũng đã thay đổi đáng kể theo dòng lịch sử, đó là chưa kể tới sự kiện là có lẽ chưa bao giờ mọi người cùng hiểu như nhau về nghĩa của từ ‘triết học’. Gần đây có một điều khá kì lạ đã xảy ra đối với từ triết học. Một mặt, nó đã trở nên có nghĩa quá rộng đến nỗi gần như là vô nghĩa, ví dụ như khi hầu hết mọi tổ chức thương mại đều nói về mình rằng họ có một triết lí – mà thường có nghĩa là họ có một chính sách. Mặt khác, nó lại trở nên có nghĩa quá hẹp. Ở đây, nhân tố chủ yếu là sự phát triển của những ngành khoa học tự nhiên. Thường có nhận xét rằng khi một lĩnh vực nghiên cứu có thể hoạt động độc lập và tự tin như một ngành kiến thức, với những phương pháp rõ rệt nghĩa là được đồng thuận và một khối lượng tri thức cũng rõ rệt là được đồng thuận, thì chẳng bao lâu nó sẽ tách khỏi cái mà cho tới lúc đó vẫn được xem là triết học để đi theo con đường riêng của nó, như điều đã xảy ra với vật lí học, hóa học, thiên văn học, tâm lí học. Như thế phạm vi của những vấn đề được cứu xét bởi những người tự nghĩ mình là triết gia ngày càng co cụm lại; và hơn nữa, chúng ta có khuynh hướng gạt sang cho triết học đảm trách những vấn đề mà chúng ta không biết chắc là phải diễn đạt thế nào cho tốt nhất, những nghiên cứu mà chúng ta không biết chắc là tốt nhất nên bắt đầu như thế nào.
Sự gia tăng của những ngành học phát triển mạnh nhất thiết đưa vào cuộc một nhân tố khác, đó là sự chuyên ngành hóa bên trong các trường đại học, và tạo cơ hội để quan niệm về triết học một cách hạn hẹp hơn nữa. Những phân khoa triết học ở các trường đại học hầu hết là khá nhỏ. Do đó, phạm vi chuyên môn của chúng cũng vậy, và có khuynh hướng tụ lại quanh học thuật thời thượng đương thời (đôi khi còn có tính địa phương nữa) – sự thể phải như vậy, vì thường là chính các phân khoa đó tạo ra điều đó. Ngoài ra, vì những lí do hiển nhiên, các lớp học dành cho những sinh viên chưa tốt nghiệp khá là ít, do đó buộc phải có tính tuyển chọn với nguy cơ rõ rành rành là chỉ có vẻ bề ngoài, hời hợt. Như thế giả định đương nhiên rằng triết học là thứ mà các phân khoa triết học ở đại học giảng dạy, dù chắc chắn tôi không thể nói điều đó là sai, giả định đó hạn hẹp và đánh lạc hướng người khác, do vậy cần phải né tránh.
Cuốn sách này được gọi là một lược dẫn vào triết học. Nhưng, như tôi hi vọng là giờ đây đã rõ ràng, rằng một cách đúng đắn tôi không thể dẫn bạn nhập vào triết học, bởi lẽ bạn đã ở trong triết học rồi. Một cách đúng đắn, tôi cũng không thể dẫn bạn nhập vào triết học, bởi lẽ có quá nhiều triết lí. Cũng như tôi không thể ‘chỉ cho bạn thấy Luân Đôn’. Tôi có thể chỉ cho bạn vài mẩu nhỏ của nó, có thể là nhắc đến vài thứ hấp dẫn nhất của nó, và để mặc bạn với một tấm bản đồ thành phố và với vài thông tin về những chuyến tham quan thành phố có hướng dẫn. Đó gần như là điều tôi đề xuất để đến với triết học.
Ở đầu Chương 1, tôi đã nói về ba vấn đề triết học, đúng ra phải gọi là ba loại hoặc ba hạng vấn đề. Các Chương 2, 3, và 4 sẽ giới thiệu, từ văn bản cổ điển, một thí dụ về mỗi loại. Bằng cách tiến dần từ những đường lối tư duy rất quen thuộc trong loại thứ nhất tới điều mà hầu hết người đọc sẽ thấy là hoàn toàn xa lạ trong loại thứ ba, ba thí dụ đó cũng minh họa (dù không đầy đủ) một chủ đề khác của dẫn nhập này: phạm vi của cái mới lạ mà ta nhận ra trong triết học. Tôi đã nói đi nói lại về việc khó mà tránh khỏi triết lí. Nếu đúng vậy, chúng ta có thể trông đợi việc phát hiện một loại triết học nào đó ít nhiều ở bất cứ nơi nào chúng ta để mắt tới. Như để khẳng định điều đó, thí dụ thứ nhất của chúng ta đến từ Hi Lạp vào thế kỉ 4 TCN, thí dụ thứ hai của chúng ta đến từ Scotland vào thế kỉ thứ 18, và thí dụ thứ ba của chúng ta đến từ Ấn Độ, được viết bởi một tu sĩ Phật giáo vô danh vào một niên đại không được xác định cụ thể, trong khoảng năm 100 TCN tới năm 100.
Khá dễ dàng để có được ba văn bản nói trên, đặc biệt là hai văn bản đầu (xem Thư mục). Cuốn sách này hoàn toàn có thể được đọc mà không cần phải có chúng kèm theo, nhưng có những lí do chính đáng để đọc chúng song song với sách này, nếu được. Một trong những lí do đó là để bạn có thể thưởng thức cách viết. Nhiều nền triết học được viết ra rất trau chuốt, và người đọc được cổ vũ mạnh mẽ để thưởng thức cả cách viết cũng như những quan điểm cùng những luận cứ. Nhưng lí do chủ yếu là với văn bản kèm theo bạn sẽ có thể tham gia nếu bạn muốn. Hãy nhớ rằng đây không phải là một xứ sở hoàn toàn xa lạ: trong chừng mực nào đó bạn đã là một triết gia, và trí thông minh bản địa bình thường của bạn đã có được giấy phép lao động tại đây – bạn không cần phải trải qua một khóa huấn luyện bí truyền nào để có được giấy phép suy nghĩ. Vì vậy, kể từ khi bạn bắt đầu đọc, xin đừng e ngại, cứ khởi sự đặt những câu hỏi và hình thành những kết luận tạm thời. Nhưng xin lưu ý, chỉ là tạm thời. Dù bạn làm điều gì, đừng để bị mắc bẫy bởi câu châm ngôn thiếu sinh khí nhất, tự mãn nhất sau đây, rằng ‘mọi người đều có quyền có ý kiến riêng của mình’. Việc có được quyền thì không hề đơn giản đến thế. Tốt hơn, hãy ghi nhớ lời phê phán có chút chế giễu này của George Berkeley (1685–1753): ‘Ít người chịu suy nghĩ, tuy nhiên mọi người đều có ý kiến.’ Nếu đúng vậy, thì thật là điều đáng tiếc; trước hết, vì suy nghĩ là một phần của niềm vui.
Cuối cùng, xin hãy đọc chậm rãi. Đây là một cuốn sách rất ngắn về một đề tài rất dài. Tôi đã cố gắng nhồi nhét nhiều thứ trong đó.
PHẠM KIỀU TÙNG dịch
Nguồn: Edward Craig. Triết học. Phạm Kiều Tùng dịch. Nxb. Tri thức, 2010. Bài viết trên là toàn văn chương 1 của quyển sách này.